Đến nay, toàn xã Phú Điền trồng được khoảng 95,0 ha diện tích cây vụ đông các loại trong đó diện tích cây hành tỏi là 60,0 ha đang trong giai đoạn phát triển thân, còn lại hơn 35,0 ha là diện tích trồng cây rau màu khác như: ngô, cà chua, ớt, rau các loại....
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết trong tuần có khả năng xảy ra có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to và dông, nhiệt độ trung bình từ 22 - 31 độ C. Thời tiết rất thuận lợi để sâu bệnh gây hại phát triển nhất là trên diện tích trồng hành tỏi và cây màu vụ đông.
Sau đây là nội dung Hướng dẫn số 18/TB-TTDVNN ngày 30/10/2023 của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Nam Sách về tình hình dịch hại trên cây hành và biện pháp phòng trừ:
TÌNH HÌNH DỊCH HẠI TRÊN CÂY HÀNH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
(Theo Hướng dẫn số 18/TB-TTDVNN ngày 30/10/2023 của Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện Nam Sách)
1. Bệnh thối nhũn hành (Erwinia carotovora).
Triệu chứng gây hại: Vết bệnh thường xuất hiện trên rễ (hoặc cổ rế, gốc hành) lúc đầu có dạng trong giọt dầu về sau mô bệnh thối nhũn, màu đen. Củ bệnh thâm đen có vòng đồng tâm, nếu bóp nhẹ có nhiều dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục (trắng kem).
Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:
- Bệnh do vi khuẩn Er wi ni a ca ro to vo ra gây ra.
- Bệnh phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao.
Biện pháp phòng trừ:
- Khi cây hành bị bệnh cần chú ý nhổ bỏ và xử lý nước vôi vào gốc kịp thời để tránh bệnh lây lan rộng.
- Biện pháp hóa học: Khi bệnh phát sinh trên đồng ruộng cần phát hiện sớm và sử dụng hỗn hợp các loại thuốc S tar ner 20WP + Vi o lon 18EW hoặc (Antracol 700WP) pha cho một bình 16 đến 18 lít nước, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân.
2. Bệnh thối trắng (Sclerotium cepivonum)
Triệu chứng: Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh xuất hiện lớp nấm trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu vàng hoặc nâu, củ bắt đầu ủng nước và thối. Cây bị bệnh lá mất mầu xanh chuyển sang màu vàng và chết.
Nguyên nhân, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh:
- Bệnh thối hạch do nấm Sclerotium cepivonum gây ra.
- Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
- Khi trời mưa lớn hoặc đất ẩm ướt và nhiệt độ đất từ 20 - 300C rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy sau khi thu hoạch.
- Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
Biện pháp hóa học:
- Khi bệnh phát sinh trên đồng ruộng cần phát hiện sớm và sử dụng hỗn hợp các loại thuốc sau: Zovec Encantia 330SE+ Nấm nhật 700WP pha cho một bình 16 đến 18 lít nước, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân.
3. Sâu xanh da láng:
* Tập quán sinh sống và cách gây hại:
- Sâu xanh da láng thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn. Ban đêm sâu gây hại mạnh, còn ban ngày khi nắng nóng sâu thường chui xuống đất. Sâu gây hại bằng cách cạp nhu mô lá từ bên trong, làm lá mất chất diệp lục, giảm khả năng quang hợp làm bụi hành còi cọc. Sâu mới nở sống tập trung ăn các phần non của cây; sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, lá bị cạp thủng lỗ chỗ, gãy gập, đứt ngọn. Sâu thải phân bên trong ống hành.
* Biện pháp phòng trừ Biện pháp canh tác:
- Bắt sâu bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều tối; ngắt bỏ các lá bị hại, các ổ trứng sâu đưa ra khỏi ruộng để tiêu hủy. Bón lót đầy đủ, bón phân chuồng hoai mục có ủ chế phẩm Trichoderma để hạn chế nấm bệnh trong đất; bón thúc đúng thời điểm và cân đối đạm- lân- kali.
* Biện pháp hóa học:
- Với mật độ nhẹ, phun các loại thuốc ít độc như: Acimectin 5.0EC, Emin Gold 160SC, Dofenapyr 140SC… Với mật độ gây hại cao, sử dụng phối hợp 2 loại thuốc khác nhau như: Radiant 60SC và Solo 350SC,… Sau phun 5- 7 ngày kiểm tra lại nếu sâu không chết (cây hành tiếp tục bị hại) mới phun lại lần 2.
4. Bệnh đốm vòng (Alternaria porri)
Triệu chứng: Cây bị bệnh thường bò dài ra trên mặt luống. Nếu bị hại nặng lá sẽ bị chết khô. Đôi khi ở phần dưới cây sát mặt đất có thể cũng bị hư hại do thối ướt sau đó khô lại và củ cũng bị khô theo.
* Đặc điểm phát sinh phát triển bệnh.
- Trên đồng ruộng bệnh xuất hiện và gây hại ở vụ hành sớm hoăc chính vụ. Bệnh thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết nắng ẩm đặc biệt trong điều kiện nhiệt độ 20 oC – 30oC và trên những chân ruộng bón quá nhiều đạm ure không cân đối với phân lân và kali.
- Ngoài ra bệnh còn dễ xuất hiện ở những cây hành đã bị bệnh xoăn vàng , nếu cả hai bệnh cùng xuất hiện trên một cây thì bệnh rất dễ lây lan và giảm năng suất nghiêm trọng.
* Biện pháp phòng trừ:
- Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón thêm đạm ure, không tưới phân. Nên dùng hỗn hợp thuốc A mis tar Top 325 SC + Y chat tot 900SP + Nấm Nhật 700WP pha cho một bình 16 đến 18 lít nước, phun đều và ướt đẫm trên lá và thân.
(Vùng trồng Hành thôn Lâm Xá, xã Phú Điền)
Trước tình hình trên, UBND xã và HTX dịch vụ Nông nghiệp xã Phú Điền khuyến nghị nông dân thường xuyên kiểm tra, thăm đồng. Trong điều kiện ban ngày trời âm u, có mưa nhỏ và độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí ngày đêm thấp, là điều kiện thuận lợi cho bệnh thối nhũn, thối trắng, đốm vòng phát sinh, phát triển và gây hại trên cây hành.
Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật canh tác và xử lý thuốc phòng chống bệnh kịp thời: Tưới nước hợp lý để giữ độ ẩm trên ruộng. Khi bệnh mới xuất hiện lựa chọn các loại thuốc đặc trị để phòng trừ.
Để tăng cường sinh trưởng cho cây hành vụ đông, khắc phục sự mất cân đối dinh dưỡng, bà con có thể bổ sung các loại khoáng chất tinh khiết (như can xi, magie, kẽm, vi lượng) cho cây hành bằng cách phun lên lá với liều lượng như hướng dẫn.