1.Thời tiết:
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết trong tuần nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
- Nhiệt độ thấp nhất: 24 - 26 độ.
- Nhiệt độ cao nhất: 30 - 32 độ.
2.Cây trồng:
Các trà lúa sinh trưởng phát triển tốt trà mùa sớm giai đoạn chắc xanh đến đỏ đuôi, trà mùa trung đang trỗ đến chín sữa.
II. TÌNH HÌNH DỊCH THỜI GIAN QUA
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 nở rải rác, qua điều tra cho thấy trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 trên trà mùa trung mật độ trưởng thành rất cao trung bình 10- 15 con/m2, cục bộ có nơi mật độ trên 20 con/m2 tập trung trên ruộng xanh tốt.
2. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Xuất hiện rải rác trên các trà lúa, chân ruộng trũng, liền bùn, gieo cấy dày trên giống Nàng Xuân, Nếp, Q5, TBR225, Bắc Thịnh…: mật độ trung bình 1000-1500 con/m2 , nơi cao 2500 con/m2 , tuổi 2 đến tuổi 4, trưởng thành.
3. Bệnh lùn sọc đen phương Nam (LSĐ): hại lúa lần đầu tiên xuất hiện ở huyện ta trên diện tích cấy máy, gây hại tại thôn Lâm Xuyên xã Phú Điền bệnh sinh phát và gây thiệt hại nặng làm giảm năng suất. Hiện nay bệnh này chưa có thuốc đặc trị mà chỉ phòng và hạn chế bệnh qua việc trừ môi giới truyền bệnh (rầy lưng trắng).
III. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH HẠI THỜI GIAN TỚI
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Sâu cuốn lá nhỏ lứa 7 tiếp tục nở và gây hại trên những ruộng lúa, trổ bông sau 15/9, ruộng xanh tốt bị hại nặng. Sâu non nở và gây hại từ ngày 19/9.
2. Sâu đục thân 2 chấm: Bướm sâu đục thân hai chấm vũ hóa rải rác mật độ trung bình 0,3 con/m2 , Dự báo sâu non sẽ nở từ 15/9 gây ung đòng, bông bạc trên trà lúa mùa trung cấy muộn đang đòng đến trỗ bông. Gây dảnh héo trên trà mùa muộn cấy nếp cái hoa vàng.
3. Bệnh đạo ôn cổ bông: Bệnh đạo ôn cổ bông gây hại cục bộ trên giống nếp, giống TBR 225, BC15. Ngoài ra các đối tượng khác như: Bệnh vàng lá chín sớm, bệnh bạc lá, bạc lá đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ trên các trà lúa, nhện gié gây hại rải rác trên giống lúa chất lượng hạt trắng.
TRƯỚC TÌNH HÌNH TRÊN TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP ĐỀ NGHỊ:
UBND các xã, thị trấn phát động nông dân thăm đồng và phun trừ các đối tượng sau:
1. Sâu cuốn lá nhỏ: Trên những diện tích lúa xanh tốt trỗ muộn sau 15/9 phải phun trừ sâu cuốn lá nhỏ thời gian phun trừ tốt nhất từ ngày 18/9 đến ngày 23/9/2023. Các loại thuốc để trừ sâu cuốn lá như: SUN SET 150SC, O BA ONE 95WG, So lo 350SC, E min Gold 160SC.
2. Sâu đục thân hai chấm: Phòng trừ tại những vùng có mật độ sâu đục thân hai chấm cao, trà lúa trỗ bông sau 15/9; Sử dụng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ như: P re va thon 5SC; Vi rta ko 40WG; Vo li am Tar go 063 SC...lưu ý phải sử dụng đồng thời thuốc trừ sâu đục thân 2 chấm và thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ (hiện nay thuốc trừ sâu đục thân có tác dụng thấp đối với trừ sâu cuốn lá nhỏ).
3. Bệnh đạo ôn cổ bông: Tổ chức phun phòng trừ bệnh đạo ôn hại cổ bông ở những diện tích lúa bắt đầu trỗ sau ngày 12/9 trên các giống nhiễm (như Nếp, TBR 225, BC15, Q5…), bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu trừ đạo ôn như: Fe li so 30EC,, Bump 650WP, Rock sai 425WP.
4. Nhện gié: Trên các ruộng đang trỗ đến chắc xanh, nếu có nhện gié (khi 5% bẹ lá đòng có sọc đỏ, tím đen hoặc hạt lúa bị biến dạng méo mó, lép lửng nhiều, màu nâu đen lốm đốm hoặc thâm đen đều trên cả hạt), cần sử dụng thuốc KI NA LUX 25EC để phun trừ.
5. Đối với bệnh lùn sọc đen: Giữ mực nước trong ruộng từ 2-3 cm; Sử dụng các dòng phân bón qua lá như K-H, Comcat, VUA GRO, Siêu Kali…, để chăm sóc cây lúa khỏe và chăm bón bổ sung để cây lúa nhanh phục hồi; trường hợp ruộng lúa bị nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thì phải tiêu hủy bằng cách cày vùi cả ruộng, trước khi cày phải phun thuốc trừ rầy lưng trắng (nếu có) để hạn chế lây lan nguồn bệnh sang ruộng khác.
Chú ý: Ruộng nào nhiễm bệnh vàng lá, bệnh bạc lá vi khuẩn nên kết hợp thuốc để phun. Trừ bệnh vàng lá, bạc lá vi khuẩn bằng các loại thuốc như Zip lo 76WG, To tal 200WP, Y cha tot 900SP,... Liều lượng, nồng độ pha theo hướng dẫn trên bao bì.