Lâu nay, việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân ở các địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng tồn tại hàng trăm nghĩa trang quy hoạch không rõ ràng, thiếu hợp lý, kéo theo nhiều hệ lụy khác như: lãng phí đất đai, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là phải quy hoạch lại các nghĩa trang nhân dân theo hướng văn minh, hiện đại với các quy định và hướng dẫn cụ thể đáp ứng tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Hầu hết các nghĩa trang nhân dân ở các thôn hiện nay không có quy hoạch chi tiết thống nhất, khuôn viên nghĩa trang không có tường bao quanh bảo vệ, không có nhà quản trang, hệ thống thoát nước, ranh giới phân định không rõ ràng có khi nằm sát khu dân cư hoặc nguồn nước sinh hoạt của dân, khu hung táng lẫn lộn với khu cát táng, sau khi cải táng đồ dùng, vật dụng của người quá cố không xử lý vứt bừa bãi khắp nghĩa trang.... gây ô nhiễm môi trường. Việc an táng, xây cất bia mộ rất lộn xộn, mạnh ai người ấy làm, không theo bất cứ một quy định nào về quản lý kiến trúc, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà đặt đủ các hướng theo ý chủ quan của người sống, cái thò ra, cái thụt vào, lô nhô, mất mỹ quan.
Đến nay, tất cả các thôn trong xã đều hoàn thành việc quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, trong đó đã quy hoạch được vị trí, diện tích đất cho các nghĩa trang nhân dân. Về tổng thể việc quy hoạch, xây dựng, quản lý, sử dụng các nghĩa trang nhân dân tại các thôn vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập và vướng mắc cần giải quyết, tháo gỡ như: Quy hoạch chung của xã, diện tích đất công điền, đất 03....
Việc bố trí quy hoạch phải cân nhắc, tính toán phù hợp với điều kiện, địa hình, địa chất, thuỷ văn và khả năng khai thác quỹ đất phù hợp với từng thôn. Các nghĩa trang khi xây dựng phải bảo đảm các phân khu chức năng, phân lô, khoảng cách, kích thước, kiểu dáng xây dựng các bia mộ... nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, sử dụng đất có hiệu quả.